Nguy cơ trầm cảm, tử vong cao gấp 3 lần ở người mất ngủ thường xuyên

Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe thì chẳng còn gì. Nếu bạn đang bị mất ngủ thường xuyên, hoặc đã từ lâu bạn không có được một giấc ngủ ngon nhưng lại cam chịu, chấp nhận sống chung với nó, từ là bạn đã tự tay đánh mất “cả gia tài” của mình.




Mỗi người có nhu cầu ngủ khác nhau:

Không phải ai cũng có nhu cầu ngủ giống nhau, thông thường, mỗi người cần dành 7-8 tiếng cho giấc ngủ của mình để duy trì sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có những người chỉ cần ngủ 5-6 tiếng cũng đã có đủ sự tỉnh táo, sảng khoái và đảm bảo sức khỏe hoạt động suốt cả ngày.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại khiến tới 40% dân số, trong đó có khoảng 70% là phụ nữ bị mất ngủ thường xuyên, thậm trí gây nên những hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm, đột quỵ.

Béo phì, tim mạch cận kề người mất ngủ thường xuyên

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các loại hormone, thành phần kiểm soát sự trao đổi chất, sự ngon miệng, sự tập trung, trí nhớ và cảm giác thèm ăn. Vì vậy, những người thường xuyên mất ngủ thường có 2 xu hướng tiêu cực, sụt cân liên tục hoặc tăng cân không kiểm soát.
Mất ngủ khiến mức độ hormone căng thẳng tăng cao, nhịp tim không đều, cao huyết áp và suy giảm khả năng miễn dịch. Vì vậy, những người bị mất ngủ thường xuyên sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-3 lần so với người khác.

Mất ngủ thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư

Việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo làm phá vỡ quá trình tự nhiên giúp sản xuất serotonin thành melatonin. Vì vậy, khi lượng melatonin bị giảm đi sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Melatonin liên quan đến việc học tập và bộ nhớ, đồng thời là một phương thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh Alzheimer. Đây còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể bảo vệ DNA khỏi tác động của các gốc tự do và có thể ngăn chặn sự phát triển của một số dạng ung thư.
Nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng, những người làm ca đêm thường có nhịp sinh học bị phá vỡ và mức melatonin thấp khiến họ có nguy cơ gia tăng phát triển ung thư.

Mất ngủ thường xuyên làm tăng nguy cơ của chứng trầm cảm:

Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng tập trung vào mối tương quan giữa mất ngủ với lo âu và trầm cảm. Kết quả họ thu được không nằm ngoài dự đoán, những người bị mất ngủ thường xuyên thường đi kèm với những biểu hiện của rối loạn tâm thần, rối loạn khí sắc. 46% số bệnh nhân bị mất ngủ thường xuyên được chẩn đoán có rối loạn tâm thần.
Một nghiên cứu ngược lại được thực hiện trên những bệnh nhân trầm cảm cho thấy: 65% bệnh nhân ngoại trú và 90% bệnh nhân nội trú có những biểu hiện của mất ngủ.

Lời khuyên từ chuyên gia


Mất ngủ khiến bạn đứng trước nguy cơ trầm cảm, rối loạn tâm thần và trở thành nạn nhân của bệnh béo phì, tim mạch, thậm chí là ung thư. Để hạn chế những nguy cơ này, Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Chương có đưa ra một số lời khuyên cho các bệnh nhân mất ngủ:
  • Đầu tiên phải sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, giải trí. Bổ sung thêm chất xơ, vitamin trong chế độ ăn hằng ngày, rèn luyện tinh thần giúp tăng khả năng thích nghi với các yếu tố gây mất ngủ, stress.
  • Các trường hợp bệnh nhân mất ngủ nặng cần được điều trị bằng thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ điều trị để nhanh có kết quả. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý điều trị đúng cách mới chữa tận gốc mất ngủ, nên sử dụng các sản phẩm chữa mất ngủ an toàn cho sức khỏe, tránh dùng thuốc an thần hoặc một số sản phẩm trị triệu chứng chứa thành phần ức chế thần kinh trung ương. Các sản phẩm trị triệu chứng này chỉ giúp người bệnh ngủ được nhanh, nhưng ngủ không ngon, thức dậy vẫn mệt mỏi, đôi khi còn ngáp vặt, buồn ngủ cả ngày. Nếu dùng lâu ngày rất nguy hại, do có chất gây nghiện, càng dùng càng phải tăng liều, thậm chí giảm trí nhớ, trầm cảm.
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng mất ngủ của mình, hãy xin ý kiến từ chuyên gia để sớm lấy lại được giấc ngủ, tinh thần và sức khỏe: